Phê phán Quyết_định_luận_công_nghệ


Thái độ hoài nghi về quyết định luận công nghệ nổi lên cùng với sự tăng lên chủ nghĩa bi quan về khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 20, đặc biệt là xung quanh việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân, thử nghiệm con người của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, và những vấn đề phát triển kinh tế trong thế giới thứ ba ví dụ nạn phá rừng, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường, hiệu ứng nhà kính. Như một hệ quả trực tiếp, mong muốn tầm soát nhiều hơn quá trình phát triển của công nghệ, đã dẫn đến vỡ mộng trong mô hình quyết định luận công nghệ trong giới học thuật.
Các nhà lý thuyết hiện đại của công nghệ và xã hội không còn xem quyết định luận công nghệ là một quan điểm chuẩn xác về cách thức mà xã hội tương tác với công nghệ, thậm chí mặc dù giả thuyết và ngôn ngữ quyết định luận khá bão hòa với bài viết rất nhiều người ủng hộ công nghệ, các trang kinh doanh của nhiều tạp chí nổi tiếng, và nhiều báo cáo công nghệ. Thay vào đó, nghiên cứu đối tượng khoa học và công nghệ, xây dựng xã hội công nghệ và các lĩnh vực liên quan đã nhấn mạnh tới quan điểm đa sắc thái hơn nhằm chống lại mối quan hệ nhân quả dễ dàng. Họ nhấn mạnh rằng 'Mối quan hệ giữa công nghệ và xã hội không thể được giảm đến một công thức nhân và quả đơn giản thái quá. Đúng ra là 'quấn lấy nhau' (intertwining), nhờ đó công nghệ không quyết định quan hệ xã hội nhưng nó '... đang vận hành, và được vận hành trong một lĩnh vực xã hội phức tạp '(Murphie và Potts).
Trong bài viết của ông 'Duy lý lật đổ: Công nghệ, Năng lượng và Dân chủ với Công nghệ', ông Andrew Feenberg cho rằng quyết định luận công nghệ không phải là một khái niệm cơ bản tuyệt vời, bằng cách minh họa rằng hai trong số những khái niệm cơ bản của quyết định luận là dễ dàng hoài nghi và khi làm như vậy nó đòi hỏi phải có những điều được ông gọi là hợp lý hóa dân chủ (Feenberg 210-212).

Đối lập nổi bật với tư tưởng quyết định luận công nghệ nổi lên trong tác phẩm xây dựng xã hội công nghệ (SCOT). Nghiên cứu SCOT, chẳng hạn như của Mackenzie và Wajcman (1997) lập luận rằng hướng đi đổi mới và quan hệ xã hội của nó thật mạnh mẽ, nếu không hoàn toàn định hình bởi chính xã hội thông qua ảnh hưởng của văn hóa, chính trị, thỏa thuận kinh tế, cơ chế điều tiết và những điều tương tự. Trong hình thức mạnh nhất của nó, đang bước vào quyết định luận xã hội, 'Điều quan trọng không chỉ là bản thân công nghệ, mà còn có hệ thống xã hội và kinh tế mà nó được lồng ghép' (Langdon Winner).

Dưới ảnh hưởng của ông trừ bài viết tranh cãi (xem Woolgar và Cooper, 1999) 'Những vật tạo tác có chính trị?', Langdon Winner không những minh họa một hình thức quyết định luận, mà còn có các nguồn khác nhau của chính trị, của công nghệ. Những quan điểm chính trị này có thể xuất phát từ những ý định của các nhà thiết kế và văn hóa xã hội, nơi mà công nghệ xuất hiện hoặc có thể xuất phát từ bản thân công nghệ, sự 'cần thiết thực tế' (practical nêcessity) cho nó hoạt động. Ví dụ, nhà quy hoạch đô thị thành phố New York Robert Moses có ý định xây dựng đường hầm đại lộ Long Island quá thấp cho xe buýt vượt qua nhằm giữ cho vị thành niên xa khỏi bãi biển của hòn đảo, một ví dụ về quan điểm chính trị mang dấu ngoại hướng. Mặt khác, một cơ cấu chỉ huy và kiểm soát độc tài là một điều cần thiết thực tế của một nhà máy điện hạt nhân nếu không để chất thải phóng xạ rơi vào tay kẻ xấu. Như vậy, Winner không ngừng chống lại quyết định luận công nghệ mà cả quyết định luận xã hội. Nguồn gốc chính trị của công nghệ được quyết định chỉ bằng cách cẩn thận kiểm tra các tính năng và lịch sử của nó.
Mặc dù 'Mô hình quyết định luận công nghệ được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội' (Sarah Miller), nhưng nó cũng đã được đặt câu hỏi rộng rãi cho các học giả. Lelia Green giải thích rằng, 'Khi công nghệ đã được cảm nhận như là bên ngoài xã hội, nó có ý nghĩa để nói về công nghệ như trung tính'. Tuy nhiên, ý tưởng này quên tính đến văn hóa không cố định và xã hội là năng động. Khi 'Công nghệ liên đới đến tiến trình xã hội, thì không có gì trung tính với xã hội'(Lelia Green). Điều này khẳng định một trong những vấn đề quan trọng đối với 'quyết định luận công nghệ và phủ nhận thành quả trách nhiệm con người dành cho sự thay đổi đó. Có một sự mất mát đối với sự tham gia con người định hướng công nghệ và xã hội' (Sarah Miller).

Một ý tưởng mâu thuẫn khác là chứng mộng du công nghệ, một thuật ngữ được đặt ra bởi Winner trong bài luận của mình "công nghệ là hình thái của cuộc sống". Winner tự hỏi có hay không có, chúng ta đơn giản đang mộng du (sleepwalking) thông qua sự tồn tại chúng ta với ít liên hệ hay kiến ​​thức về việc chúng ta thực sự tương tác công nghệ như thế nào. Theo quan điểm này nó có khả năng cho chúng ta tỉnh giấc và một lần nữa kiểm soát được hướng mà chúng ta đang di chuyển(Winner 104). Tuy nhiên, nó đòi hỏi xã hội thông qua tuyên bố Ralph Schroeder rằng, 'người sử dụng không chỉ thụ động tiêu thụ công nghệ, mà còn tích cực chuyển biến nó'.
Đối lập với quyết định luận công nghệ là những người tán thành với niềm tin quyết định luận xã hộihậu chủ nghĩa tân thời. Quyết định luận xã hội tin rằng hoàn cảnh xã hội chỉ riêng chọn công nghệ được chấp nhận, với kết quả là không có công nghệ nào có thể được coi riêng là 'tất yếu' vào sự xứng đáng của nó. Công nghệ và văn hóa là không trung tính và khi kiến ​​thức đi đến sự cân bằng, công nghệ trở nên liên quan đến tiến trình xã hội. Các kiến ​​thức về cách tạo và nâng cao công nghệ, và cách sử dụng công nghệ bị bắt buộc phải biết trong cộng đồng. Hậu chủ nghĩa tân thời có quan điểm khác, cho thấy rằng những gì là đúng hay sai phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ tin rằng sự thay đổi công nghệ có liên hệ đến quá khứ, hiện tại và tương lai.[8] Trong khi họ tin rằng sự thay đổi công nghệ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách chính phủ, xã hội và văn hóa, họ coi các khái niệm của sự thay đổi là một nghịch lý, vì sự thay đổi là một bất biến.

Nhà lý luận nghiên cứu phương tiện truyền thông và văn hóa, Brian Winston, nhằm đáp lại với quyết định luận công nghệ, đã phát triển một mô hình dành cho sự xuất hiện của công nghệ mới mà tập trung vào Luật của sự ngăn chặn tiềm năng cơ bản. Trong hai cuốn sách của ông - Công nghệ Mục thị: Nhiếp ảnh, Điện ảnh và Truyền hình (1997) và Công nghệ Truyền thông và Xã hội (1998) - Winston áp dụng mô hình này để chỉ rõ công nghệ tiến hóa theo thời gian như thế nào, và làm thế nào 'phát minh' của họ được dàn xếp và kiểm soát bởi xã hội và các nhân tố xã hội nhằm ngăn chặn tiềm năng cơ bản của một công nghệ nhất định.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quyết_định_luận_công_nghệ http://www.digitalsday.com, http://www.chris-kimble.com/Courses/cis/cis4.html http://www.academia.edu/1789051/One_tweet_does_not... http://www.regent.edu/acad/schcom/rojc/mdic/define... http://cyberlaw.stanford.edu/node/4008 http://beforebefore.net/80f/s11/media/mcluhan.pdf http://www.newtechnologyandsociety.org http://en.wikipedia.org/wiki/Technological_determi... http://www.aber.ac.uk/media/Documents/tecdet/ http://www.aber.ac.uk/media/Documents/tecdet/tdet0...